Sổ trắng nhà đất là gì – Các vấn đề liên quan sổ trắng mới nhất 2020

Chuyên mục: Pháp lý Bđs Ngày đăng:23/06/2021

Sổ trắng nhà đất là gì – Các vấn đề liên quan sổ trắng mới nhất 2020

Pháp lý bất động sản Việt Nam tồn tại nhiều loại sổ (giấy) chứng nhận khác nhau như sổ đỏ, sổ hồng, sổ vàng nhà đất, sổ xanh và sổ trắng. Nếu sổ hồng và sổ đỏ đã quá quen thuộc với mọi người vậy còn sổ trắng thì sao? Sổ trắng nhà đất là gì? Sổ trắng có chuyển đổi sang sổ hồng được không? Thủ tục và hồ sơ chuyển đổi như thế nào? Hãy tìm hiểu ngay nhé!

Chính bởi sự phức tạp của hệ thống pháp luật Việt Nam nên đã vô tình gây ảnh hưởng đến những khách hàng không có kinh nghiệm, không am hiểu về pháp lý gặp khó khăn và lúng túng khi giao dịch, mua bán bất động sản hoặc phải làm việc có liên quan đến những loại sổ (giấy) chứng nhận này.

1. Sổ trắng nhà đất là gì?

Sổ trắng là gì? Sổ trắng là những giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất đã được Nhà nước công nhận từ rất lâu trước đây như: Giấy được cấp trước 30-4-1975 có Văn tự đoạn mại bất động sản, Bằng khoán điền thổ; Giấy được cấp sau 30-4-1975 có giấy phép mua bán nhà, giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận (hoặc quyết định) của UBND cấp huyện công nhận quyền sở hữu nhà ở…

Những giấy trắng sau thời điểm này vẫn còn nguyên giá trị pháp lý về nhà đất. Diện tích đất được ghi trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà có thể xem là chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính.

Sổ trắng được cấp theo quy định tại Nghị định 02-CP ngày 04/01/1979 của Hội đồng Chính phủ về ban hành điều lệ thống nhất quản lý nhà cửa ở các thành phố, thị xã, thị trấn và Pháp lệnh nhà ở ngày 26/3/1991 của Hội đồng Nhà nước trong đó diện tích đất được cấp căn cứ theo hồ sơ và các giấy tờ liên quan của người sử dụng đất được UBND xã, phường, UBND huyện, thị xã xác nhận thì diện tích đất ghi trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở là ghi nhận hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm cấp giấy chứng nhận

#1 Sổ trắng nhà đất gồm có mấy loại?

Sổ trắng nhà đất gồm có 2 loại phổ biến

Cấp trước ngày 30/4/1975: Có Văn tự đoạn mại bất động sản, Bằng khoán điền thổ

Cấp sau ngày 30/4/1975: Có giấy phép mua bán nhà, giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận hoặc quyết định của UBND cấp huyện công nhận quyền sở hữu nhà ở.

Theo quy định mới nhất hiện nay tại Nghị định 84/2007/NĐ-CP vào ngày 25/5/2007. Bắt đầu từ ngày 1/1/2008 tất cả những loại giấy trắng hay sổ trắng nếu muốn giao dịch mua bán nhà đất thì đều phải làm thủ tục chuyển đổi sổ trắng sang sổ hồng mới được phép và đúng quy định pháp luật.

Các loại giấy trắng hay sổ trắng là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà nhưng có ghi diện tích đất thì được pháp luật công nhận quyền sử dụng đất gắn liền. Do vậy, đối với những trường hợp này, sổ trắng sẽ được làm thủ tục chuyển đổi sang giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất (sổ hồng mới).

#2 Sổ trắng gồm có những loại giấy tờ nào?

Thực tế, chưa có bất kì văn bản pháp luật nào quy định rõ sổ trắng gồm những loại giấy tờ nào. Tuy nhiên, ở một số địa phương tại nước ta xem sổ trắng nhà đất là một trong những loại giấy tờ được quy định tại Khoản 1 Điều 50 Luật đất đai năm 2003.

Khoản 1 Điều 5 Luật đất đai 2003 có quy định rõ những hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất đai ổn định, được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong những loại giấy tờ sau đây thì được phép cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không cần phải nộp tiền sử dụng đất gồm:

  • Những giấy tờ về quyền sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993 do các cơ quan có thẩm quyền cấp khi thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính.
  • Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc các tài sản gắn liền với đất, giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất.
  • Các giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, giao dịch mua bán nhà có gắn liền với đất ở vào trước ngày 15/10/1993. Đã được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận đã sử dụng tài sản trước ngày 15/10/1993.
  • Giấy tờ về việc thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
  • Giấy tờ do các cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.

2. Khi nào cần làm thủ tục chuyển đổi sổ trắng sang sổ hồng

Theo Khoản 2 Điều 97 Luật đất đai 2013 quy định những giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp phép theo đúng quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật nhà ở, pháp luật xây dựng trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý và không nhất thiết phải làm thủ tục chuyển đổi sang giấy chứng nhận mới. Trong trường hợp người đã được cấp giấy chứng nhận này trước ngày 10/12/2009 mà có nhu cầu cấp đổi mới thì vẫn được đổi sang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà và những tài sản khác có gắn liền với đất theo đúng quy định của pháp luật.

Theo như quy định tại Khoản 2 Điều 97 Luật đất đai 2013 có thể thấy rằng người sử dụng đất được cấp sổ trắng trước ngày 10/12/2009 thì có thể yêu cầu đổi sang sổ hồng. Nhưng như đã đề cập theo quy định mới nhất đã được thông qua tại Nghị định 84/2007/NĐ-CP vào ngày 25/5/2007 thì bắt đầu từ 1/1/2008 tất cả các loại sổ trắng nếu muốn giao dịch, mua bán nhà đất, làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đều phải tiến hành chuyển đổi sang sổ hồng.

3. Điều kiện đổi từ sổ trắng sang sổ hồng

Theo Khoản 2, Điều 97, Luật đất đai 2013, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về đất đai, pháp luật về xây dựng trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Tuy nhiên, nếu người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10/12/2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai năm 2013.

Theo đó, điều kiện để được cấp đổi Giấy chứng nhận là các loại giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 01/08/2009 mà người được cấp giấy có nhu cầu cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm:

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng và pháp luật về dân sự.

Ngoài ra, Giấy chứng nhận đã cấp bị hư hỏng, bị rách, ố nhòe hoặc do đo đạc lại cũng được cấp đổi Giấy chứng nhận. Như vậy, sổ trắng có đủ điều kiện để thực hiện thủ tục cấp đổi thành sổ hồng.

4. Thủ tục chuyển đổi sổ trắng sang sổ hồng

Việc thực hiện thủ tục chuyển đổi sổ trắng sang sổ hồng là theo yêu cầu của người dân và không bị giới hạn số lần chuyển đổi hoặc chuyển đổi khi có sự thay đổi về chủ sở hữu tài sản và chủ sở hữu mới sẽ được cấp sổ mới.

#1 Hồ sơ cần chuẩn bị khi làm thủ tục chuyển đổi sổ trắng

Giấy tờ liên quan cần chuẩn bị:

  • Đơn đề nghị cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, có xác nhận của UBND phường – xã (2 bản chính)
  • Giấy tờ về tạo lập nhà ở, đất ở (1 bản chính, 1 bản sao) theo quy định như bằng khoán, quyết định giao đất, văn tự mua bán…
  • Bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở (2 bản chính)

Bước 1: Nộp hồ sơ

Sau khi, đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu bạn sẽ nộp toàn bộ hồ sơ vào chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thuộc Ủy ban nhân dân tại huyện hoặc văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở tài nguyên – môi trường. (thời gian giải quyết hồ sơ 30 ngày làm việc, từ ngày nhận hồ sơ).

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi giấy chứng nhận

Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền xác nhận

Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai

Bước 3: Trả kết quả hồ sơ

Người nộp hồ sơ đến nhận kết quả theo giấy trả hạn.

5. Phân biệt sự khác nhau giữa sổ đỏ, sổ hồng và sổ trắng

 

 

 

Đặc điểm Sổ trắng Sổ đỏ Sổ hồng (mới nhất hiện nay)
Căn cứ cấp Nghị định 64-CP

Thông tư 346/1998/TT-TCDC về việc hướng dẫn cấp sổ (giấy) chứng nhận

Nghị định 88/2009/NĐ-CP vào ngày 21/10/2009 về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản gắn liền với đất.
Tên gọi Không có văn bản nào quy định  về tên gọi nhưng tại một số địa phương xem sổ trắng nhà đất như là loại bằng khoán điền thổ, văn tự mua bán nhà… Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền.
Khu vực được cấp giấy Cả nước Ngoài đô thị Cả nước
Loại tài sản trên giấy Tất cả các loại đất Đất ở nông thôn, đất nông – lâm – ngư nghiệp, đất làm muối Tất cả các loại đất
Cơ quan ban hành Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

 

Tóm lại, có thể thấy sổ trắng là loại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất có giá trị pháp lý khi giao dịch đất đai. Hi vọng với bài viết này mọi người đã biết được sổ trắng nhà đất là gì? Thủ tục chuyển đổi sổ trắng nhà đất sang sổ hồng là như thế nào? Hồ sơ quy trình chuyển sổ trắng ra sao? Nếu vẫn còn thắc mắc mọi người có thể liên hệ với công ty bất động sản An Hải Phát để được tư vấn nhanh chóng và dễ dàng

Biên Tập : Thu Hiền


.
.
.
.